Chức vụ kiêm nhiệm là gì?

Posted by Unknown on Thursday, June 9, 2016

Nhiều người thắc mắc Chức vụ kiêm nhiệm là gì? bài viết hôm nay https://chucvulagi.blogspot.com sẽ giải đáp điều này.

Xem thêm:


Chức vụ kiêm nhiệm là gì?


Chức vụ kiêm nhiệm là Chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam mà trong chế độ này, thành viên trong tổ chức, cơ quan, đơn vị được phân công một nhiệm vụ chính, đồng thời kiêm thêm một hay vài ba nhiệm vụ khác (thường kèm theo chức vụ). Cả hai, ba công việc tập trung vào một người phải được tiến hành đồng thời. Yêu cầu đặt ra là các công việc ấy phải đem lại kết quả thiết thực, lấy nhiệm vụ chính là cơ bản, nhiệm vụ được giao thêm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính. Người nhận nhiệm vụ kiêm nhiệm được hưởng lương với công việc chính, đồng thời căn cứ vào kết quả công việc kiêm nhiệm, còn có thể được hưởng thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm. CĐKN chỉ thực hiện có hiệu quả với một số điều kiện: chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan và từng công việc được phân định rõ ràng, người được giao việc kiêm nhiệm có khả năng đáp ứng được các công việc ấy, vv.

                                     

Chế độ phụ cấp khi làm kiêm nhiệm:

Ngày 10-8-2005, Bộ Nội vụ có Thông tư số 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác. Theo Thông tư này, điều kiện và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là:

1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ hai điều kiện sau:

a) Ðang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

b) Ðược cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Cách tính trả phụ cấp:

a) Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công thức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác bằng  (=) hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm nhân với (x) mức lương tối thiểu chung nhân với (x) (10%).

b) Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.

c) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Qua bài viết Chức vụ kiêm nhiệm là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment