Chức vụ vương đế là gì?

Posted by Unknown on Friday, June 10, 2016

Nhiều người thắc mắc Chức vụ vương đế là gì? Bài viết hôm nay chức vụ sẽ giải đáp điều này.

Xem thêm: Những cách giảm cân cho bà bầu sau sinh + Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Chức vụ vương đế là gì?


Vương (chữ Hán: 王; tiếng Anh: King hoặc Royal Prince) là xưng vị hay tước vị của chế độ phong kiến Đông Á, đứng đầu một Vương quốc, Thân vương quốc hay dành cho hoàng thân nam giới của Hoàng tộc.

Tước vị này dùng cho chế độ tước vị của nam giới tại các nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên

Tùy giai đoạn, quốc gia, tước Vương có thể có nhiều cấp độ, nhưng thông dụng nhất là:

Quốc vương (國王), dành cho các người cai trị chư hầu.
Thân vương (亲王), dành cho các Hoàng tử, có đất phong cấp phủ trong phạm vi Đế quốc.
Quận vương (郡王), dành cho các Hoàng tử, có đất phong cấp quận trong phạm vi Đế quốc.

Xem thêm:




Trong lịch sử Việt Nam, Vương là xưng hiệu của Thiên tử Việt Nam, sau đó khi thế nước mạnh lên, các Thiên tử xưng Hoàng đế để tỏ ra ngang hàng với Trung Hoa thì Vương không còn là tước cao nhất.

Các quân chủ xưng Vương:

Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ.
Hùng Vương - theo truyền thuyết là thế tập 18 đời, cai trị quốc gia Văn Lang.
An Dương Vương - theo truyền thuyết là người đã đánh bại các Hùng Vương, thành lập nhà nước Âu Lạc.
Trưng Nữ Vương - đánh bại Thái thú nhà Hán là Tô Định, sau bị Phục Ba tướng quân Mã Viện càn quét.
Triệu Việt Vương - được Lý Nam Đế trao quyền kế tục nhưng để tỏ ra khiêm nhường, tôn trọng Lý Đế nên chỉ xưng Vương chứ không xưng Đế.
Ngô vương Quyền - tức Ngô Quyền, người đã đánh bại đội quân của Nam Hán, bắt đầu thời kỳ Giao Châu tách ra khỏi Trung Nguyên.
Dương Bình Vương - xen giữa vương triều họ Ngô của Ngô Quyền.
Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn - con cháu Ngô Quyền, đều xưng Vương và cùng tại vị.
Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, để tránh xung đột không cần thiết vì các triều đại Trung Quốc quan niệm thế giới chỉ có một hoàng đế (xem thiên mệnh); các Hoàng đế Việt Nam thường tiếp nhận và sử dụng danh hiệu An Nam Quốc Vương (安南国王) do Trung Quốc phong để quan hệ ngoại giao với họ.

Khi xưng là Hoàng đế, thì Vương là một tước hiệu trong quý tộc. Các trường hợp phong vương áp dụng trong lịch sử Việt Nam cũng tương tự như trong lịch sử Trung Quốc:

Vương có thể là tước phong cho Hoàng tử, tước phong cho công thần hoàng tộc. Những người này có thể có thực ấp hoặc chỉ có danh vị không, tùy vào tình thế thời đại và quy chế lúc bấy giờ. Các vị Vương nhà Triệu[1], nhà Lý và nhà Trần đều có thực ấp, đất phong và lực lượng riêng để gây dựng cơ nghiệp. Đến khi nhà Hậu Lê phục quốc, đều áp dụng chính sách bổng lộc và tước Vương chỉ là danh vị.
Đời nhà Trần thay đổi quy chế, theo đó, các tước Vương vào làm tướng đều xưng là Công (公), chỉ có thân vương thì được phục lại tước Vương.
Theo quan chế nhà Lê sơ thì tước Vương chỉ phong cho Hoàng tử hoặc con cả của Hoàng tử đó. Hoàng tử được phong lấy 1 chữ trong tên phủ làm hiệu ví như phủ Kiến Hưng được gọi là Kiến vương. Con cả của Thân vương, tức là Tự thân vương thì được phong thì lấy toàn bộ tên huyện làm hiệu; ví như huyện Hải Lăng gọi là Hải Lăng vương.
Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc, và chỉ khi có công trạng mới được phong, gồm các bậc Thân vương và Quận vương. Bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước với nhiều cấp bậc như Thân công (親公), Quốc công (國公), Quận công (郡公).
Phong vương nhằm biểu dương công thần, như trường hợp năm Giáp Ngọ (1234), Trần Thái Tông gia phong Thái phó triều Lý là Phùng Tá Chu là Hưng Nhân vương.
Trường hợp lấy lòng người cát cứ để tránh chiến tranh, điển hình trong lịch sử Việt Nam là việc dùng tước vương phong cho tản quan [2]: Năm Mậu Tý (1228), Trần Thủ Độ đã gia phong cho sứ quân Nguyễn Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương.
Trong đa số trường hợp khác, phong vương cho người ngoài hoàng tộc là việc làm bị quyền thần bắt buộc của Hoàng đế. Đòi phong vương để chuẩn bị cướp ngôi như Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung; hoặc ngại tránh mang tiếng cướp ngôi thì làm tước thế tập nhiều đời như các chúa Trịnh. Việc xưng vương của các chúa Nguyễn vốn không phải là được phong mà thực chất là lặp lại quá trình thăng tiến dần đến đích của một vùng lãnh thổ trở thành quốc gia độc lập tại Nam Hà, dù trên danh nghĩa người đứng đầu nó vẫn là thần tử nhà Lê.

Qua bài viết Chức vụ vương đế là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment